Kẹo kéo trong đời sống Kẹo_kéo

Kẹo kéo là món ăn vặt rẻ tiền, thường được bán rong lại có những cách bán hàng hấp dẫn nên đã từng được trẻ em, học sinh rất ưa thích. Điểm đặc biệt của kẹo kéo là mặc dù nó rất dẻo, dễ kéo dài nhưng khi đã tạo thành thanh nhỏ thì lại trở nên giòn khi bị lực tác động vuông góc với nó. Do vậy khi có khách, người bán dùng vải lót tay rồi kéo kẹo dài ra cho đến khi được một thanh kẹo đạt kích thước phù hợp (thường dài 5–10 cm và to như cây bút viết) thì dùng ngón tay trỏ chặt một cái mạnh và dứt khoát lên thanh kẹo khiến nó gãy rời ra kèm theo một tiếng "rắc" rất thú vị.

Một thỏi kẹo kéo

Để hấp dẫn trẻ em, người bán thường cho chúng thực hiện động tác này khi mua kẹo. Người bán kẹo kéo rong còn có thể đổi kẹo lấy các loại phế liệu (giấy loại, sắt vụn,...) thậm chí kích thích trẻ em bằng cách mang theo một bàn quay số đơn giản, khi trả tiền xong, khách quay được số nào thì nhận số thanh kẹo tương ứng. Tuy nhiên, những năm gần đây kẹo kéo không còn phổ biến như trước nữa.

Do kẹo kéo rất dẻo nên trong đời sống có một số thành ngữ liên quan:

  • Dẻo như kẹo kéo - để chỉ động tác hoặc cách ăn nói rất dẻo, khéo léo.
  • Kẹo kéo còn được dùng chỉ những người hà tiện, keo kiệt.

Ngoài tiếng rao đơn giản "Kẹo kéo đêêê!" của người bán kẹo kéo rong, còn có một số câu dao:

"Cô nào chồng bỏ, chồng chêăn cây kẹo kéo chồng mê, chồng về." "Có tiền mà để làm gìKhông mua kẹo kéo Bắc Kỳ ăn chơi." "Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, nuốt nước bọt ngọt...hàng tuần.": "Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Ai mua kẹo kéo không."